Shop drawing là gì? Những kiến thức bạn nên biết về bản vẽ này

shop drawing (1)

Nếu là một kỹ sư mới bước vào nghề thì thuật ngữ Shop Drawing là gì được khá nhiều bạn tìm kiếm. Với một kỹ sư lành nghề có lẽ thuật ngữ này không còn quá xa lạ.

Đây là một dạng bảng vẽ mà bất kỳ một kỹ sư nào cũng cần hiểu và biết rõ về nó để làm việc. Nếu bạn đang tìm hiểu về Shopdrawing là gì? Những thông tin dưới đây sẽ bổ sung thêm kiến thức cho bạn.

shop drawing (2)
Shop drawing là một dạng bảng vẽ kỹ thuật mà bất kỳ kỹ sư nào cũng cần biết.

Shop Drawing là gì?

Shop Drawing( bản vẽ cửa hàng) là bản vẽ hoặc bộ bản vẽ được sản xuất bởi nhà thầu vẽ để trình lên đơn vị giám sát. Tác dụng của bản vẽ là cho biết chính xác khối lượng vật tư thiết bị công trình. Ngoài ra còn cung cấp thông số của thiết bị và vật tư đi kèm phục vụ cho công tác thi công.

Đây cũng là tập hợp các kế hoạch tạo ra để đi sâu vào chi tiết các tài liệu xây dựng của đội ngũ kiến ​​trúc và thiết kế. Đây là những bản vẽ rất chi tiết được sử dụng để chế tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh.

Bảng có thể hiểu đơn giản thế này nó là bảng vẽ chi tiết nhất của một sản phẩm nào đó. Có thể là nội thất như tủ, bàn ghế, ,…. hoặc có thể là hệ thống điện nước. Có thể kèm theo hướng dẫn lắp đặt, lắp ráp công dụng chi tiết từng thành phần.

Bản vẽ thường được yêu cầu cho các thành phần đúc sẵn.

Ví dụ : thang máy, kết cấu thép, bê tông đúc sẵn, cửa sổ, thiết bị, đường ống kim loại, hệ thống điện nước phòng cháy.

Bản vẽ Shop Drawing cũng được hiểu là bản rút gọn thông tin của nhà sản xuất hay nhà thầu thể hiện trong các tài liệu xây dựng.

Bảng vẽ này thường chi tiết hơn các bảng vẽ xây dựng. Shop Drawing ra đời để giải thích việc chế tạo hoặc lắp đặt các mặt hàng cho đội sản xuất của nhà sản xuất hoặc đội lắp đặt của nhà thầu.

Điểm nhấn chính của bản vẽ Shop Drawing đó là vẽ về một sản phẩm cụ thể và rất dễ nhận biết về công năng, kích thước, chi tiết thể hiện cẩn thận và tĩ mĩ trong bảng vẽ.

Các loại bản vẽ Shopdrawing.

Tùy vào từng nhà thầu và các hạng mục thi công mà có nhiều loại bản vẽ Shop drawing:

  • Shop drawing phần xây dựng
  • Shop drawing phần kết cấu thép
  • Shop drawing hạng mục ốp lát
  • Shopdrawing hạng mục trần vách thạch cao
  • Shop drawing hạng mục điện chiếu sáng trong nhà, …

Ngày nay với sự hỗ trợ của BIM việc triển khai shop Drawing trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Tại sao cần bản vẽ Shop drawing.

Bản vẽ shop Drawing giúp cung cấp thông tin liên lạc rõ ràng giữa KTS, nhà thiết kế với nhà thầu. Tất cả những thông tin từ các tài liệu xây dựng với kích thước trường xây dựng, kết hợp tất cả những chi tiết đó với mục đích thiết kế tạo ra một tập hợp các bản vẽ phát thảo mọi thứ sẽ được chế tạo.

Thông tin trong bản vẽ gồm :

  • Loại vật liệu ( độ dày và hoàn thiện).
  • Chi tiết cạnh.
  • Kích thước tổng thể.
  • Chế độ xem mặt bằng, độ cao, mặt cắt và thông số kỹ thuật lắp đặt.

Khi các bản vẽ được xem xét và phê duyệt, quy trình chế tạo được bắt đầu. Quá trình sản xuất diễn ra liên tục mà không phải dừng lại.

Trong bảng vẽ xây dựng bản vẽ cửa hàng cực kỳ quan trọng để đảm bảo chính xác. Từ những chi tiết phức tạp cho đến những đường thẳng chính xác về kích thước.

Việc này tránh những sai lầm và tốn kém do sai lầm gây ra.

Sự khác biệt giữa bảng vẽ xây dựng và ShopDrawing.

Theo bạn sự khác biệt giữa 2 dạng bảng vẽ này là ở đâu.

Bản vẽ xây dựng.

Bản vẽ xây dựng là bản vẽ phản ánh các điều kiện được xây dựng của một dự án, công trình.

Hãy nghĩ về những bản vẽ này như một bản ghi của sản phẩm được xây dựng cuối cùng. Chúng được sử dụng cho cả công trình hay dự án và là một dạng bảng vẽ tổng thể.

Bản vẽ Shop Drawing.

Họ thường hiển thị nhiều chi tiết xây dựng hơn. Chúng thể hiện tỉ mĩ từng chi tiết của một sản phẩm nào đó trong bản vẽ xây dựng.Chúng cũng có thể là một bảng hướng lắp đặt cách lắp ráp, chi tiết từng thành phần cấu tạo.

Trong khi bản vẽ hợp đồng đơn thuần chỉ là hình ảnh đơn giản hay kích thước cơ bản và vị trí lắp đặt.

Kết luận:

Nói tóm lại bảng vẽ xây dựng mô tả việc xây dựng được dề xuất. Bảng vẽ cửa hàng ( Shop Drawing) cung cấp thêm chi tiết cho việc xây dựng về riêng một sản phẩm quy trình nào đó.

Những phần mềm có thể vẽ shop Drawing.

Hiện nay 2 phần mềm vẽ shopDrawing cơ bản đó là: Auto Cad và BIM.

Thông tin bắt buộc cần có trong bản vẽ Shop Drawing là gì?

Thông tin so sánh và đối chứng.

Bản vẽ cửa hàng nên giải quyết sự xuất hiện, hiệu suất và mô tả quy định trong các thông số kỹ thuật và bản vẽ xây dựng.

Cần thể hiện chi tiết đầy đủ nhất về sản phẩm. Từ đó người lắp đặt có thể dễ dàng hình dung về sản phẩm hơn. Thường công việc này được so sánh đối chững giữa kỹ sư và kiến trúc sư.

Việc so sánh đối chứng khá quan trọng nó ảnh hưởng đến sự sai sót của bản thiết kế.

Ghi chú về sự thay đổi.

Ghi chú những thay đổi so với tài liệu gốc do một lý do gì đó. Và những thay đổi này cần được sự chấp thuận từ bên chủ đầu tư hay giám sát.

Thông tin chế tạo sản phẩm.

Kích thước, quy ước, cách sử dụng, lắp đặt nên được đưa vào bản vẽ. Tất cả những thông số kỹ thuật nên được cung cấp đầy đủ.

Chỉ định xác minh kích thước.

Một thông số về kích thước, biến đổi bởi môi trường, tác động ngoại lực,….cần được cung cấp. Từ đó việc lắp đặt tu sửa và bảo trì sẽ dễ dàng hơn.

Thông tin vị trí lắp đặt.

Nên cung cấp các ký hiệu dữ liệu liên quan đến cài đặt. Điều này liên quan đến ốc vít, chất kết dính,….

Đánh giá ảnh hưởng từ bên thứ 3 hoặc những nhà thầu liên quan.

Các mẫu, màu sắc.

Cần cung cấp một vài mẫu và màu sắc cần thiết bạn có khi chủ đầu tư yêu cầu.

Phối hợp giữa các bên.

Bạn cần tìm hiểu và phối hợp giữa các bên liên quan để đưa ra thiết kế tốt nhất. Ví dụ như bên điện nước cần kết hợp với hệ thống chống cháy. Bên máy lạnh hay rèm cửa cần kết hợp với trần thạch cao,….

Mục đích của bản vẽ Showdrawing là gì?

Theo bạn mục đích của bản vẽ Shop Drawing là gì?

Ai là người vẽ .

Các kỹ sư, nhà thiết kế, kiến trúc sư của nhà thầu thi công đều có thể vẽ được bảng vẽ này.  Do đó bạn là một trong những người làm về xây dựng bạn phải am hiểu về dạng bảng vẽ này.

Khi nào cần vẽ Shop drawing.

Sau khi trúng thầu và ký hợp đồng kinh tế, nhà thầu thi công sẽ tiến hành vẽ. Sau đó có thể là File cứng hoặc File mềm sẽ được bàn giao để chủ đầu tư tham khảo.

Căn cứ vào bản vẽ Shop drawing nhà thầu sẽ tiến hành khi được CĐT duyệt.

Mục đích của việc triển khai bản vẽ Shop Drawing.

Do các bản vẽ kỹ thuật hiện nay khá sơ sài, chúng không thể hiện được đầy đủ thông tin. Do đó một bản vẽ Shop Drawing sẽ giúp thể hiện đầy đủ các thông số như:

  • Cao độ.
  • Kích thước.
  • Thông số.
  • Phụ kiện
  • Cách lắp ráp.
  • Tiêu chuẩn.
  • Điện năng.

Từ đó tổ kỹ sư, nhân công lắp đặt có thể dễ hàng hiểu và làm việc tốt nhất. Chúng tránh được những sai sót rủi ro không đáng có.

Ngoài ra chúng cũng được sử dụng để: Bóc tách, nghiệm thu, thanh toán, quyết toán.

Bạn cần làm gì để thực hiện tốt bản vẽ Shop Drawing.

  • Nắm rõ và thao tác tốt các phầm mềm Shop Drawing cần có.
  • Cần am hiểu về sản phẩm mình cần thiết kế.
  • Biết rõ các yêu cầu về thông số kỹ thuật mà sản phẩm sẽ được lắp đặt vào công trình.
  • Nghiên cứu các yếu tố liên quan đến sản phẩm mà bạn thiết kế.
  • Cần biết được đặt tính kỹ thuật cơ bản.
  • Nên ra công trình thực tế.
  • Chăm chỉ học hỏi từ những người có kinh nghiệm.

Nếu có thắc mắt hay cần tư vấn gì thêm xin liên hệ với chúng tôi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *